Đối với những ai quan tâm đến thị trường kinh doanh thì thuật ngữ “cổ phiếu” và “trái phiếu” đã không còn xa lạ. Đây là hai hình thức phổ biến của chứng khoán. Hãy cùng LITAX tìm hiểu và phân biệt hai loại hình này.

Tìm hiểu về cổ phiếu và trái phiếu

1. Tìm hiểu về cổ phiếu:

1.1 Bản chất:

  • Cổ phiếu (Stock) là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp và công ty phát hành. CP là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người nắm giữ cổ phần sẽ là cổ đông đồng thời là chủ sở hữu công ty phát hành.
  • Lãi từ cổ phiếu được gọi là cổ tức.
  • Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, 1 cổ phiếu đại diện cho 10,000 vốn điều lệ của doanh nghiệp.

1.2 Phân loại:

Hiện nay có hai loại cổ phiếu phổ biến là cổ phiếu thường (common stock)cổ phiếu ưu đãi (preferred stock). Trong đó:

  • Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường: được tự do chuyển nhượng, biểu quyết các quyết định của công ty tại Đại hội công ty. Được hưởng lợi tức theo hiệu quả kinh doanh và số cổ phiếu nắm giữ.
  • Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi: bịhạn chế về quyền hạn và trách nhiệm (lợi tức cố định, không có quyền bầu cử, ứng cử. Song họ luôn được nhân cổ tức đầu tiên và khi công ty phá sản họ cũng được chi trả trước.
Tìm hiểu về cổ phiếu và trái phiếu

2. Tìm hiểu về trái phiếu:

2.1 Bản chất:

  • Trái phiếu (Bonds) là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể. Trong một thời gian xác định và vớimột lợi tức quy định. Và phải hoàn thành khoản vay khi nó đáo hạn.
  • Lãi từ trái phiếu được gọi là trái tức.

2.2 Phân loại:

Trái phiếu được phân làm nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau:

  • Người phát hành.
  • Lợi tức.
  • Mức độ đảm bảo thanh toán.
  • Hình thức và tính chất trái phiếu.

3. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu:

3.1 Điểm tương đồng:

  • Cổ phiếu và trái phiếu đều là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
  • Là phương tiện gọi vốn, thu hút vốn của đơn vị phát hành.
  • Có thể nhượng quyền, trao đổi mua bán, thế chấp, cầm cố, thừa kế.
  • Đều được nhận lãi.
  • Được thể hiện dưới dạng bút toán ghi sổ, chứng chỉ hoặc dữ liệu điện tử.

3.2 Điểm khác nhau:

Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *