Mỗi một doanh nghiệp tùy vào đặc thù sản xuất kinh doanh của mình mà áp dụng phương pháp tính giá trị tồn kho, có thể lựa chọn các phương pháp tính giá sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán nhưng phải sử dụng đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Cùng LITAX tìm hiểu theo bài viết dưới đây về các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho phổ biến cho doanh nghiệp hiện nay.
Hàng tồn kho là gì?
Tại Khoản 2 Điều 23 Thôg tư 200/2014/TT-BTC quy định về hàng tồn kho như sau
” Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Nguyên liệu, vật liệu;
- Công cụ, dụng cụ;
- Sản phẩm dở dang;
- Thành phẩm;
- Hàng hoá;
- Hàng gửi bán;
- Hàng hoá được lưu giữ tại kho báo thuế của doanh nghiệp.”
Có những phương pháp tính hàng tồn kho nào?
Tại Khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định có 3 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho bao gồm:
- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp giá thực tế đích danh
1. Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO):
-
Cơ sở:
- Phương pháp này dựa trên cơ sở hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi đến hàng hoá nhập sau. Theo đó, giá được tính theo giá thực tế của từng lần nhập. Hàng hoá tồn kho cuối kỳ cũng sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ.
- Phù hợp với lĩnh vực kinh doanh có mức giá ổn định, có xu hương giảm (thuốc, mỹ phẩm,…).
-
Ưu điểm:
- Đảm bảo cung cấp kịp thời số liệu để ghi chép ngay nghiệp vụ kinh tế phát sinh vì tính được ngay trị giá vốn hàng xuất khẩu từng lần xuất hàng.
- Chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn vì giá vốn hàng hoá đương đối sát với giá trị thị trường tại thời điểm đó.
-
Nhược điểm:
- Làm doanh thu hiện tại không phù hợp với khoản chi phí phát sinh tại thời điểm đó. Vì doanh thu được tạo ra bởi giá trị vật tư, hàng hoá có được từ các đó rất lâu.
- Trong trường hợp số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập – xuất liên tục -> gia tăng chi phí hạch toán + khối lương công việc của kế toán.
-
Ví dụ:
Tình hình nhập xuất Giấy Double A tháng 03 của VPP Hà Thịnh như sau:
Tồn đầu tháng: 10 tập đơn giá 31.000đ
Ngày, tháng | Nhập/Xuất | Số lượng (tập) | Đơn giá (vnđ) |
05/03 | Nhập | 30 | 30.000 |
07/03 | Xuất | 35 | |
09/03 | Nhập | 40 | 32.000 |
14/03 | Xuất | 30 |
Đơn giá xuất từng ngày được tính như sau:
-
Ngày 07/03: 10tập x 31.000 + 25 tập x 30.000
-
Ngày 14/03: 5tập x 30.000 + 25 tập x 32.000
2. Phương pháp bình quân gia quyền:
- Đây là phương pháp được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nhất.
- Theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.
- Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
-
Ví dụ:
Tồn đầu kỳ: NVL X 3.000 kg, đơn giá 10.000đ/kg
Ngày 07/03/2021: Nhập 2.000 kg X, đơn giá 10.300đ/kg
Ngày 15/03/2021: Xuất 4.5000 kg X
Ngày 28/03/2021: Nhập 3.000 kg X, đơn giá 10.200đ/kg
Đơn giá xuất kho cuối kỳ
=[(3.000x10.000)+(2000x10.300)+(3.000x10.200)]/(3.000+2.000+3.000)= 10.150
Trị giá xuất kho ngày 15/03 = 4.500 x 10.150 =45.675.000đ
3. Phương pháp thực tế đích danh:
-
Cơ sở:
Hàng hoá/NVL xuất kho thuộc lô hàng nhập kho nào thì lấy đơn giá nhập của lô hàng đó để tính.
-
Ưu điểm:
Đây là phương án tốt nhất, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán. Chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra.
-
Nhược điểm:
Đòi hỏi điều kiện khắt khe và chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được. Doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không áp dụng được phương pháp này.