Báo cáo thuế là nhiệm vụ quan trọng mà các doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng quy định. Hãy cùng Duntax tìm hiểu kĩ hơn về các loại Kế toán báo cáo thuế hiện nay:
1. Kế toán báo cáo thuế là gì?
Kế toán báo cáo thuế là hoạt động kiểm soát, kê khai các loại hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra của những hoạt động mua bán hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Vì thế, báo cáo thuế được xem là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế để nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, người phụ trách báo cáo thuế cho doanh nghiệp cần hiểu rõ được các loại giấy tờ kê khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ và nộp thuế để tránh trễ có thể bị phạt.
2. Báo cáo thuế theo quý:
2.1 Báo cáo thuế GTGT theo quý
Báo cáo thuế GTGT theo quý bao gồm:
- Tờ khai thuế GTGT khấu trừ;
- Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ Mua vào;
- Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ Bán ra;
- Một số bảng kê Phụ lục khác (nếu có).
2.2 Báo cáo thuế TNCN:
Báo cáo thuế TNCN bao gồm:
- Trường hợp trong quý, công ty không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không cần phải khai thuế;
- Trường hợp khấu trừ thuế TNCN đối với đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại thì khai và nộp tờ khai theo mẫu “số 03/KK-TNCN” theo quý.
- Nếu công ty thuộc đối tượng nộp thuế theo quý thì nộp tờ khai thuế TNCN là ngày của tháng sau quý.
2.3 Báo cáo thuế TNDN theo quý:
Báo cáo thuế TNDN theo quý bao gồm:
- Đối với doanh nghiệp thực hiện khai báo đầy đủ chế độ sổ sách hóa đơn và xác định được chi phí thực phát sinh của kỳ tính thuế thì nộp tờ khai thuế TNDN theo mẫu “số 01A/TNDN”.
- Nếu doanh nghiệp không xác định được chi phí phát sinh thực tế thì nộp tờ khai thuế TNDN theo mẫu “số 01B/TNDN”.
3. Báo cáo thuế theo tháng:
3.1 Báo cáo thuế GTGT:
- Kê khai theo phương pháp trực tiếp:
- Trực tiếp trên doanh thu: kê khai thuế GTGT theo mẫu “số 04/GTGT”;
- Trực tiếp trên GTGT: kê khai thuế GTGT theo mẫu “số 03/GTGT”;
- Kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu “số 04-1/GTGT”.
- Kê khai theo phương pháp khấu trừ:
- Khai thuế GTGT theo mẫu “số 01/GTGT”;
- Kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ hàng hóa bán ra theo mẫu “số 01-1/GTGT”;
- Kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ hàng hóa mua vào theo mẫu “số 01-2/GTGT”;
- Kèm một số phụ lục khác (nếu có).
3.2 Báo cáo thuế TNCN:
- Nếu là doanh nghiệp trả tiền lương, khai thuế TNCN theo mẫu “số 02/KK-TNCN”;
- Nếu là doanh nghiệp trả đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, khai thuế TNCN theo mẫu “số 03/KK-TNCN”.
3.3 Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế:
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế theo mẫu “BC26-AC” ghi chép và giải trình đầy đủ tình hình sử dụng hóa đơn và chứng từ liên quan tới các hoạt động chi tiêu tài chính của doanh nghiệp.
4. Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo thuế:
Dựa theo quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, Điều 44 có đề cập về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cụ thể:
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo đối với trường hợp khai và nộp theo tháng.
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
- Báo cáo thuế quý 1: Chậm nhất là ngày 30/04.
- Báo cáo thuế quý 2: Chậm nhất là ngày 31/07.
- Báo cáo thuế quý 3: Chậm nhất là ngày 31/10.
- Báo cáo thuế quý 4: Chậm nhất là ngày 31/01 năm sau.
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;
b) Tờ khai thuế môn bài: Nếu trong năm, công ty có thay đổi vốn điều lệ thì bắt buộc doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trước 30.01 năm sau năm phát sinh thay đổi vốn.
3. Trong trường hợp người nộp hồ sơ kê khai thuế thông qua hệ thống điện tử của cơ quan thuế nhưng hệ thống bị trục trặc thì người nộp hồ sơ sẽ thực hiện tiếp tục vào ngày tiếp theo.
5. Thời hạn nộp tiền thuế:
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Quý 1: Chậm nhất là ngày 30/04;
- Quý 2: Chậm nhất là ngày 30/07;
- Quý 3: Chậm nhất là ngày 30/10;
- Quý 4: Chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;
Thời hạn nộp thuế môn bài:
Theo Khoản 9, Điều 18, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí môn bài mỗi năm sẽ trước ngày 30/01 của năm tiếp theo. Một số trường hợp đặc biệt sẽ có quy định riêng:
Hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải nộp thuế:
- Nếu hạn miễn nộp lệ phí môn bài ở 6 tháng đầu năm, thời hạn chậm nhất là ngày 30/07 của năm đó.
- Nếu hạn miễn nộp lệ phí môn bài nằm ở 6 tháng cuối năm, thời hạn chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.
Hộ kinh doanh hoạt động trở lại sau thời gian ngưng hoạt động:
- Trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm thì hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là 30/07 cùng năm.
- Trở lại hoạt động trong 6 tháng cuối năm thì hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là 30/01 của năm sau.