Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì một số lý do khách quan hay chủ quan, các doanh nghiệp phải quyết định tạm ngừng kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gì? Thủ tục và chi phí ra sao? LITAX sẽ giải đáp thắc mắc đến bạn đọc trong bài viết sau:

Thủ tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh

1. Quy định về tạm ngừng kinh doanh:

1.1 Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Theo Khoản 1, Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Thời hạn tạm ngưng kinh doanh không được quá 01 năm.

Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh- nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngưng kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngưng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo, thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngưng kinh doanh.

1.2 Thời gian tạm ngừng kinh doanh tối đa:

Sau khi kết thúc thời gian tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động thì phải có thông báo lần 2 đến Phòng đăng ký kinh doanh.

– Tổng thời lượng để thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh trong các lần liên tiếp là không được vượt quá 2 năm.

– Sau khi nhân được những hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong vòng 3 ngày làm việc, tính từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ.

2. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh:

2.1. Thông báo tạm ngừng kinh doanh:

(tham khảo mẫu tại Phụ lục số II-21 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT). Nội dung thông báo gồm:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính.
  • Mã số doanh nghiệp và ngày cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy tờ tương tự khác.
  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: ngày bắt đầu và ngày kết thúc
  • Lý do tạm ngừng HĐKD.

2.2. Quyết định tạm ngừng HĐKD:

  • Của chủ sỡ hữu đối với công ty TNHH MTV.
  • Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần…

2.3.  Bản sao hợp lệ biên bản họp:

  • Của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
  • Hội đồng thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Văn bản ủy quyền và giấy tờ pháp lý cá nhân của người được ủy quyền trong trường hợp người đại diện pháp luật không tự thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Một số loại giấy tờ khác tùy theo trường hợp thực tế.

3. Trình tự thủ tục:

  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ; doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tạm ngưng kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư; nơi mà doanh nghiệp đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước đó.
  • Trong vòng 15 ngày trước khi tiến hành tạm ngừng HĐ: Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng HĐKD đến Phòng đăng ký nơi DN đăng kí kinh doanh.
  • Sau khi nhận được hồ sơ, Phòng đăng kí kinh doanh tiến hành xử lý trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra kết quả:
    • Nếu hồ sơ hợp lệ, DN được cấp giấy xác nhận tạm ngừng HĐKD.
    • Nếu hồ sơ chưa hợp lê, DN nhận thông báo về việc sử đổi hoặc bổ sung hồ sơ.

4. Một số lưu ý:

4.1. Về thời hạn tạm ngưng HĐKD:

  • DN được đăng kí tạm ngừng HĐ không quá 01 năm. Trước khi thời hạn tạm ngưng kết thúc, DN có thể đăng ký thêm 1 năm. Và tổng thời hạn đăng kí tạm ngừng liên tiếp không được quá 02 năm.
  • Sau thời hạn tạm ngưng, DN buộc phải hoạt động trở lại hoặc là tuyên bố giải thể.

4.2. Trong trường hợp DN có VPĐD, chi nhánh, địa điểm kinh doanh:

  • DN cần gửi kèm thông báo tạm ngưng HĐKD của VPĐD, chi nhánh, địa điểm kinh doanh.

4.3 Về nghĩa vụ đóng thuế:

  • Trường hợp DN ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch (từ 01/01/2020-31/12/2020), DN không cần đóng thuế môn bài. Ngược lại, DN tạm ngừng không trọn năm thì phải đóng thuế môn bài trọn năm trước ngày 31/01/2020.
  • Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp thuế của thời gian tạm ngưng kinh doanh. Trong trường hợp, DN tạm ngưng không trọn năm dương lịch 2020 hoặc năm tài chính 2020 thì vẫn phải tiến hành nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2020.
  • Hết thời hạn tạm ngưng kinh doanh, người nộp thuế cần tiến hành kê khai nộp thuế theo đúng quy định.

4.4 Về các khoản nợ, hợp đồng:

  • Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, DN vẫn phải tiến hành thanh toán các khoản nợ, hợp đồng đã ký với khách hàng và NLĐ.
  • Trừ trường hợp có thoả thuận giữa DN với khách hàng, NLĐ.

4.5 Mức xử phạt khi không đăng ký tạm ngừng kinh doanh đúng hạn:

Tạm ngừng kinh doanh là một hoạt động quan trọng để Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp. Do đó, khi không đăng ký tạm ngừng kinh doanh đúng hạn, mức xử phạt được quy định như sau:

  • Đối với hộ kinh doanh, căn cứ theo quy định tại Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có đề cập: Hộ kinh doanh nếu vi phạm về chế độ thông tin báo cáo về việc tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đây là mức phạt dành cho tổ chức, đối với cá nhân khi vi phạm thì theo quy định của Nghị định, mức phạt tiền sẽ bằng ½ tổ chức. Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo đối với hành vi này là buộc thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

  • Đối với doanh nghiệp, căn cứ theo điểm c, khoản 1 Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến Cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.

Cùng với đó, doanh nghiệp buộc phải thông báo về thời điểm, thời hạn tạm ngừng kinh doanh hay tiếp tục kinh doanh với cơ quan chức năng trong trường hợp không thông báo đối với hành vi đã vi phạm.

5. Dịch vụ đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại LITAX:

Quy trình dịch vụ tại LITAX:
  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng có nhu cầu về tạm ngừng kinh doanh và tư vấn thủ tục tại Liên Thành để quý khách được rõ.
  • Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh của công ty lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp, chi nhánh hay văn phòng đại diện đặt trụ sở.
  • Bước 4: Nhận kết quả xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *