Thành lập chi nhánh công ty là thủ tục đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc để triển khai toàn bộ hoặc một phần chức năng kinh doanh của công ty bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Đây cũng là điều rất cần thiết với các doanh nghiệp có mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường tiềm năng khác trong tình hình kinh tế hiện nay. Hãy cùng Duntax tìm hiểu thủ tục mở chi nhánh công ty mới nhất 2023:
1. Đặc điểm của chi nhánh:
- Chi nhánh là đơn vị trực thuộc công ty, có chức năng thực hiện một phần chức năng kinh doanh của công ty bao gồm cả đại diện theo ủy quyền. Do đó thành lập chi nhánh công ty luôn hữu ích hơn đăng ký địa điểm kinh doanh.
- Chi nhánh công ty được cấp mã số thuế phụ dạng 13 số. Chi nhánh được đăng ký con dấu riêng, tài khoản ngân hàng và phát hành hóa đơn điện tử.
- Công ty được quyền lựa chọn thành lập chi nhánh hoạch toán phụ thuộc hoặc thành lập chi nhánh hoạch toán độc lập để tiện cho hoạt động quản lý doanh nghiệp của mình.
- Công ty được thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh với số lượng không hạn chế.
2. Điều kiện để mở chi nhánh:
Điều kiện về thông tin doanh nghiệp đăng ký mở chi nhánh
- Phải là đơn vị đã có mã số doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã áp mã ngành theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Thẩm quyền quyết định thành lập chi nhánh
- Doanh nghiệp phải thông qua quyết định thành lập chi nhánh, quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh đúng quy định tại Luật doanh nghiệp 2020.
Ngành nghề được đăng ký trong hoạt động chi nhánh
- Chi nhánh chỉ được đăng ký các ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ đã cập nhật theo hệ thống mã ngành kinh tế năm 2020 ban hành kèm theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Điều kiện đặt địa chỉ trụ sở của chi nhánh:
- Địa chỉ chi nhánh không được đặt tại chung cư, nhà tập thể. Nếu ở tòa nhà cao tầng thì phải xuất trình được việc hình thành hợp pháp.
3. Các loại hình hoạt động của chi nhánh:
Chi nhánh công ty hạch toán độc lập
- Sở hữu một bộ máy kế toán riêng theo quy định của Luật Kế toán.
- Lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp tại Cơ quan Thuế quản lý chi nhánh.
- Hóa đơn được đăng ký sử dụng riêng.
- Sở hữu con dấu, mã số thuế và tài khoản ngân hàng riêng.
- Chi nhánh tự thực hiện báo cáo tài chính và doanh nghiệp chủ quản sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất.
Chi nhánh công ty hạch toán phụ thuộc
- Còn đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ được chia làm hai loại khác nhau: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với công ty chủ quản.
4. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty:
Hồ sơ thành lập chi nhánh đối với công ty cổ phần
- Giấy thông báo về việc thành lập chi nhánh (bản chính).
- Văn bản quyết định về việc thành lập chi nhánh từ Hội đồng quản trị (bản sao).
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu cho chi nhánh (bản sao).
- Biên bản cuộc họp của Hội đồng quản trị về quyết định lập chi nhánh (bản sao).
- Những giấy tờ pháp lý cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện (bản sao).
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH từ hai thành viên trở lên
- Giấy thông báo về việc thành lập chi nhánh (bản chính).
- Văn bản quyết định về việc lập chi nhánh của Hội đồng thành viên (bản sao).
- Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên về quyết định lập chi nhánh (bản sao).
- Những giấy tờ pháp lý cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện (bản sao).
5. Thủ tục mở chi nhánh công ty
Bước 1: Chuẩn bị những thông tin cho việc mở chi nhánh
- Tên và địa chỉ của trụ sở doanh nghiệp chủ quản.
- Tên chi nhánh dự định thành lập (lưu ý tên phải được đặt theo quy định của pháp luật đã được đề cập ở phần trên).
- Địa chỉ của nơi đặt chi nhánh.
- Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh.
Bước 2: Chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để thành lập chi nhánh
- Thông báo về quyết định thành lập chi nhánh mới do người đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký.
- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
- Biên bản cuộc họp về việc thành lập chi nhánh.
- Giấy tờ cá nhân được chứng thực của người đứng đầu chi nhánh.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan, công ty tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Chờ thông báo
Doanh nghiệp chờ thông báo từ Phòng Đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận hoặc văn bản yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ có thiếu sót.
Vậy sau khi thành lập chi nhánh thành công, bạn cần thực hiện thêm những thủ tục nào?
- Kê khai và nộp thuế môn bài.
- Tùy vào hình thức hạch toán của chi nhánh mà thực hiện đăng ký chữ ký số, tài khoản ngân hàng, hóa đơn, con dấu riêng.
6. Quy định về kê khai thuế đối với chi nhánh công ty
Sau khi thành lập chi nhánh công ty, bạn cần tiến hành kê khai thuế,cụ thể:
- Cơ quan quản lý thuế được quyền ra quyết định kiểm tra thuế đối với trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về thuế của chi nhánh công ty. Do đó doanh nghiệp sẽ cần đảm bảo nghĩa vụ kê khai và nộp các khoản thuế sau:
Cách kê khai Lệ phí môn bài cho chi nhánh:
Theo điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:
- “Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai tại chi nhánh đó.
- Chi nhánh hạch hạch toán phụ thuộc:
Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc là chi nhánh, cửa hàng … ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính. Nếu ở khác tỉnh thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh đó.”
Cách kê khai thuế GTGT cho chi nhánh: Theo điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC
“Chi nhánh hạch toán độc lập: Thì kê khai tại chi nhánh.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
+ Đối với Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ …
– Nếu chi nhánh phụ thuộc ở cùng tỉnh (Thanh phố) với trụ sở chính thì kê khai và nộp thuế GTGT tại Trụ sở chính.
– Nếu chi nhánh ở Khác tỉnh (Thành phố) với trụ sở chính thì kê khai và nộp thuế GTGT tại cơ quan thuế chi nhánh.
(Nếu chi nhánh phụ thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính. Chú ý: Trường hợp này doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế nhé)”
Cách kê khai thuế TNDN cho chi nhánh
– Chi nhánh hạch toán độc lập thì kê khai và nộp thuế TNDN tại cơ quan thuế chi nhánh, công ty mẹ làm báo cáo tài chính hợp nhất.
– Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thực hiện kê khai và nộp thuế TNDN tại trụ sở chính công ty.
- Cơ quan thuế có quyền đóng mã số thuế chi nhánh nếu kiểm tra thực tế không thấy hoạt động của chi nhánh, không treo biểu hiệu hoặc gửi công văn thông báo đến địa chỉ trụ sở chí nhánh mà không được. Do đó doanh nghiệp cần chấp hành đúng nghĩa vụ về treo biển và đảm bảo hoạt động của chi nhánh tại trụ sở chính.
LITAX cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty với thủ tục nhanh gọn, chi phí hợp lý, giao nhận hồ sơ tận nơi. Bảng giá dịch vụ tại LITAX
Thực hiện | Nội dung công việc | Thời gian | Đơn giá
(vnđ) |
Ghi chú |
Dịch vụ thành lập đơn vị trực thuộc |
|
4 ngày | 1.000.000đ | Khác tỉnh +500.000đ |
Để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí, mời Quý Khách Hàng liên hệ:
Hotline: 0399 66 77 88 | 0898 868 898
Trụ sở chính: 8 Nguyễn Hậu, Ph.Tân Thành, Q.Tân Phú, HCMC