Trong bất kì mô hình kinh doanh nào, thuế GTGT là sắc thuế phổ biến mà người kinh doanh cần nắm rõ. Theo quy định hiện hành thì có 2 phương pháp là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Vậy doanh nghiệp nên lựa chọn kê khai theo phương pháp nào? Áp dụng trong từng trường hợp cụ thể như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi chi tiết bài viết sau:

Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ & trực tiếp

1.Vai trò của thuế GTGT:

Thuế GTGT là một trong những loại thuế quan trọng, có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế nhà nước. Cụ thể:

  • Thuế giá trị gia tăng có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế giá trị gia tăng là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Thuế giá trị gia tăng tạo ra nguồn thu tương đối lớn cho ngân sách nhà nước. Chiếm khoảng 20-23%
  • Thuế giá trị gia tăng khuyến khích, xuất khẩu hàng hóa.
  • Thúc đẩy chế độ hạch toán, kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng.

2. Đối tượng phải nộp thuế GTGT:

Điều 4 Luật giá trị gia tăng 2008 (được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP) quy định người nộp thuế như sau:

– Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

3. Mức thuế suất thuế GTGT:

3.1 Mức thuế suất 0%:

Mức thuế suất 0% được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp cụ thể như sau:

  • Chuyển giao công nghệ, nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.
  • Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài.
  • Dịch vụ cấp tín dụng.
  • Chuyển nhượng vốn.
  • Dịch vụ tài chính phát sinh.
  • Dịch vụ tài chính phát sinh.
  • Dịch vụ bưu chính viễn thông.
  • Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
  • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, trong khu vực phi thuế quan, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
3.1 Mức thuế suất 5%:

Mức thuế suất 5% sẽ được áp dụng cho hàng hóa – dịch vụ, bao gồm:

  • Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
  • Quặng để sản xuất phân bón hoặc thuốc phòng trừ sâu bệnh, các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
  • Dịch vụ đào nắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, vật nuôi, cây trồng.
  • Dịch vụ đào lấp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ cho công việc sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, sơ chế và bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ các sản phẩm quy định thuộc đối tượng không chịu thuế.
  • Mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá.
  • Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa qua chế biến trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định thuộc đối tượng không chịu thuế.
  • Đường, phụ phẩm trong sản xuất đường bao gồm rỉ đường, bã mía, bã bùn.
3.3 Mức thuế suất 10%:
  • Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Hai phương pháp kê khai thuế GTGT:

4.1 Kê Khai Thuế GTGT Theo Phương Pháp Khấu Trừ:

Áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp với đa dạng mô hình kinh doanh khi doanh nghiệp thoả mãn điều kiện:

  • Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ
  • Thoả các trường hợp quy định tại khoản 1, điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:

a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên.

b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay (trường hợp này có thể tham khảo Thông tư 103/2014/TT-BTC về thuế nhà thầu).

Chúng ta có thể thấy theo quy định tại điểm (a) có 1 điều khoản về hạn định về lượng đối với doanh thu hàng năm từ cung ứng HHDV. Doanh nghiệp cần lưu ý 2 điểm sau đây:

1. Chỉ tiêu này do cơ sở kinh doanh tự xác định căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ tính thuế từ tháng 11 năm trước đến hết kỳ tính thuế tháng 10 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT hoặc trên Tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm trước đến hết kỳ tính thuế quý 3 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT.

Thế nhưng nếu doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động không tròn năm thì việc xác định như thế nào?

Trong trường hợp này, Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng hoạt động sản xuất kinh doanh chia (:) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh và nhân với (x) 12 tháng.

2. Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là 2 năm liên tục.

Một câu hỏi được đặt ra: Nếu như doanh nghiệp không thể đáp ứng tiêu chí về doanh thu thì có được áp dụng phương pháp khấu trừ hay không?

Trường hợp kết quả xác định được từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm 2014, 2015, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

2. Kê Khai Thuế GTGT Theo Phương Pháp Trực Tiếp:
  • Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

  •  Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.
    • Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
    • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
    • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
    • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
    • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
    • Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
3. So sánh ưu nhược điểm của hai phương pháp khấu trừ và trực tiếp:
  Phương pháp khấu trừ Phương pháp trực tiếp
Ưu điểm
  • Được khấu trừ số tiền thuế GTGT đầu vào.
  • Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ được hoàn thuế.
  • Chủ động trong việc cân đối số thuế GTGT phải nộp.
  • Không cần đầu vào phải là hoá đơn GTGT.
Nhược điểm
  • Phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ theo quy định.
  • Yêu cầu cao về chuyên môn kế toán.
  • Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và phải hạch toán thẳng vào chi phí dẫn đến giá thành cao.
  • Không được hoàn thuế đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *