Không thể phủ nhận rằng, kế toán có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những công việc được chuyên môn hoá tuỳ thuộc vào loại hình của doanh nghiệp. Vậy phân loại kế toán như thế nào? Có bao nhiêu loại kế toán trong doanh nghiệp? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.
I. Kế toán là gì?
Trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm chung về kế toán. Kế toán là công việc thu nhận và ghi chép dữ liệu tài chính của doanh nghiệp. Kế toán sẽ xử lý, phân tích tính chính xác, tính pháp lý của hoá đơn chứng từ,… Đồng thời, kế toán là nguồn cung cấp các dữ liệu tài chính cần thiết cho các bộ phận liên quan.
II. Phân loại kế toán:
Có nhiều cách để phân loại kế toán. Mỗi kế toán viên thông thường sẽ được chia những nhiệm vụ khác nhau, tuỳ vào đó để phân loại. Cụ thể:
1. Theo chức năng:
1.1. Kế toán quản trị:
- Công việc chính của kế toán quản trị là cung cấp các thông tin về tài chính để phục vụ cho quy trình đưa ra quyết định trong tương lai của ban quản trị.
1.2. Kế toán tài chính:
- Kế toán tài chính cung cấp các thông tin trong quá khứ của doanh nghiệp đến các cổ đông, cơ quan thuế, ngân hàng,… Để các đối tượng này biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Theo cách thức ghi chép:
Phân loại kế toán theo các thức ghi chép gồm có 2 loại: kế toán đơn và kế toán kép.
2.1. Kế toán đơn:
- Làm việc với các tài khoản riêng biệt, không có quan hệ đối ứng với tài khoản khác.
2.2. Kế toán kép:
- Ngược lại với kế toán đơn, kế toán kép làm việc trên các tài khoản đối ứng. Nghĩa là ghi nợ ở tài khoản này phải ghi có ở một (hay nhiều) tài khoản khác.
3. Theo phần hành:
Tuỳ thuộc vào mục đích hoạt động chính của doanh nghiệp, mà việc phân loại kế toán theo phần hành cũng khác nhau. Một số loại kế toán theo phần hành như sau:
3.1. Kế toán thanh toán:
Nhiệm vụ chính của kế toán thanh toán, bao gồm:
- Quản lý các khoản thu.
- Quản lý các khoản chi.
- Quản lý hoạt động của thu ngân.
- Theo dõi quỹ tiền mặt.
3.2. Kế toán công nợ:
Bộ phần kế toán công nợ có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
- Theo dõi, đốc thúc các khoản nợ phải thu.
- Đối chiếu và kiểm tra định kỳ khoản nợ phải sinh, số phải thu…
3.3. Kế toán doanh thu:
- Báo cáo, tổng hợp doanh thu bán hàng và lập các phiếu doanh thu.
- Làm báo cáo về giảm trừ doanh thu.
- Lưu trữ hoá đơn bán hàng.
- Kiểm kê số lượng hàng hoá và doanh thu…
3.4. Kế toán tổng hợp:
Trong các phân loại kế toán, Kế toán tổng hợp sẽ thực hiện hầu hết các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong doanh nghiệp, bao gồm:
- Lưu trữ dữ liệu kế toán cần thiết.
- Kiểm tra và theo dõi các định khoản nghiệp vụ phát sinh.
- Kiểm tra sự cân đôi giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.
- Hoạch toán doanh thu, chi phí, TSCĐ, công nợ,…
- Lập báo cáo tài chính theo từng tháng, quý, năm,…
- Tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu kế toán khi có yêu cầu.
- Cung cấp dữ liệu về tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Kiểm kê tại các cơ sở.
- …
3.5. Kế toán thuế:
- Nộp tờ khai thuế GTGT.
- Báo cáo sử dụng hoá đơn đầu vào & đầu ra của doanh nghiệp.
- Nộp tờ khai thuế TNDN.
- Nộp báo cáo tài chính từng năm.
Ngoài ra, theo phần hành, có thể phân loại kế toán theo một số khau, như:
- Kế toán phí.
- Kế toán kho.
- Kế toán thu-chi.
- Kế toán tiền lương.
- Kế toán ngân hàng,…
Hi vọng với việc phân loại kế toán trên sẽ giúp các bạn kế toán có thể lựa chon và tìm kiếm cho mình một vị trí phù hợp.