Để phục vụ hoạt động kinh doanh, ngoài trụ sở chính, nhiều doanh nghiệp lựa chọn thành lập thêm văn phòng đại diện. Vậy bản chất của văn phòng đại diện là gì? VPĐD có mã số thuế hay không? Doanh nghiệp được thành lập tối đa bao nhiều VPĐD? Có phải nộp bất kỳ thuế gì?… Sau đây LITAX xin chia sẻ chi tiết đến bạn đọc:
1. Văn phòng đại diện là gì?
- Theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020: ‘Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”
Chức năng của văn phòng đại diện:
- Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, do đó, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu.
- Chức năng chính của văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
- Doanh nghiệp muốn thực hiện thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh thành đang đặt trụ sở nên thành lập văn phòng đại diện.
- Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các công việc xúc tiến, giao dịch thay cho công ty mẹ.
2. Quy định khi đặt tên văn phòng đại diện:
- Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
- Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện. Tên văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành.
3. Đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
- Trường hợp thành lập văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện.
Hồ sơ bao gồm:
-
-
- Thông báo lập văn phòng đại diện;
- Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên);
- Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ.
-
Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài:
-
-
- Thực hiện thủ tục thành lập theo quy định tại nước sở tại.
- Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
- Công ty chỉ phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối để chuyển tiền ra nước ngoài cho văn phòng hoạt động.
- Sau khi có giấy phép tại nước ngoài nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính để cập nhật thông tin trên Cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
-
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
4. Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài hay không?
Việc nộp lệ phí môn bài của văn phòng đại diện được chia thành 02 trường hợp:
- Nếu văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài;
- Nếu văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.
Theo điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện là 01 triệu/năm (trường hợp thành lập vào 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm).
5. Văn phòng đại diện có phải nộp thuế GTGT hay không?
- Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền, không có chức năng kinh doanh, nên không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
- Văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, không phát sinh doanh thu nên không cần thực hiện thủ tục kê khai thuế mà công ty sẽ thực hiện kê khai tập trung tại trụ sở chính.
- Các chi phí đầu vào liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện thì công ty được kê khai, khấu trừ thuế GTGT nếu đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.
6. Văn phòng đại diện có phải nộp thuế TNCN hay không?
- Trường hợp văn phòng đại diện không ký hợp đồng lao động, không trả lương cho người lao động mà doanh nghiệp ký hợp đồng lao động và chi trả toàn bộ tiền lương, tiền công của nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện thì văn phòng đại diện không phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế TNCN theo quy định.
- Khi Công ty trực tiếp ký hợp đồng lao động và chi trả cho người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện thì công ty có trách nhiệm kê khai khấu trừ, nộp thuế thu nhập cá nhân tập trung tại công ty.
7. Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện:
- Văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.
8. Dịch vụ thành lập văn phòng công ty Uy tín – Giá rẻ – Nhanh chóng tại TPHCM:
LITAX cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng công ty trọn gói:
- Tư vấn các điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập văn phòng đại diện;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện;
- Tư vấn các thủ tục sau thành lập văn phòng đại diện;
- Dịch vụ kê khai, đóng bảo hiểm xã hội, quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho văn phòng đại diện;
- Đăng ký giao dịch ngoại hối khi doanh nghiệp mở văn phòng đại diện tại nước ngoài.
- Hỗ trợ các thủ tục pháp lý, nội bộ hoạt động của công ty, văn phòng đại diện.
Bảng giá tại LITAX
Thực hiện |
Nội dung công việc | Thời gian | Đơn giá
(vnđ) |
Ghi chú |
Dịch vụ thành lập đơn vị trực thuộc |
|
4 ngày | 1.000.00đ | Khác tỉnh +500.000đ |
Để được tư vấn hoàn toàn miễn phí, mời Quý khách hàng liên hệ:
Hotline: 0399 66 77 88 | 0898 868 898
Trụ sở chính: 8 Nguyễn Hậu, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TPHCM