Càng về thời điểm cuối năm, doanh nghiệp càng bận rộn với các số liệu kế toán – tài chính. Trong đó kết chuyển lãi lỗ là một quy trình vô cùng quan trọng. Doanh cần thực hiện chuyển giao số liệu lãi lỗ từ kỳ tài chính đã qua sang kỳ tài chính tiếp theo. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kế toán thuế cũng như cung cấp dịch kế toán trọn gói cho hàng ngàn doanh nghiệp, LITAX xin chia sẻ đến bạn đọc cách hoạch toán bút toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm, cuối năm.

Kết chuyển lãi lỗ là quá trình doanh nghiệp cần thực hiện

1. Khái niệm kết chuyển lãi lỗ:

  • Cuối mỗi kỳ kế toán năm, DN phải xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của DN. Thông tư 200 quy định doanh nghiệp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trên tài khoản 911.
  • Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động SXKD, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Theo đó, cuối mỗi một kỳ kế toán doanh nghiệp sẽ phát sinh kết quả hoạt động kinh doanh. Đó là DN có lãi hoặc bị lỗ để làm cơ sở cho các năm tài chính tiếp theo.

=> Và việc doanh nghiệp cộng lãi hoặc trừ lỗ vào năm tài chính tiếp theo đó gọi là kết chuyển lãi lỗ.

2. Xác định lãi – lỗ theo luật thuế TNDN:

Theo Điều 9, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang”

Công thức tính thu nhập tính thuế:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế ( Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định )

Trong đó, thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Như vậy: Lãi hay lỗ hoạt động kinh doanh được xác định bằng công thức sau:

Lãi/lỗ = Doanh thu Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác –           Thu nhập được miễn thuế

  • Doanh nghiệp lãi nếu kết quả công thức trên lớn hơn 0. Lúc này, kế toán kết chuyển lỗ (nếu có) để xác định thu nhập tính thuế.
  • Doanh nghiệp lỗ nếu kết quả công thức trên nhỏ hơn 0. Khi đó, doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN

3. Hạch toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm:

Trong quá trình bút toán kết chuyển lãi lỗ, tài khoản sử dụng chính là tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Theo quy định trong Thông tư 200/2014, tài khoản 421 được chia thành hai tài khoản cấp 2 như sau:

  • Tài khoản 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước.

  • Tài khoản 4212: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay.

Kế toán sẽ thực hiện phản ánh hạch toán lãi lỗ lên hai tài khoản này. Trong trường hợp kết chuyển lỗ, số dư của tài khoản 4212 trong bảng cân đối phát sinh tài khoản của năm trước sẽ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.

Nếu tài khoản 4212 có số dư bên Nợ, điều đó tương đương với việc doanh nghiệp ghi nhận lỗ trong năm trước. Bút toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm sẽ được thực hiện như sau:

  • Nợ tài khoản 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước.

  • Có tài khoản 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay.

Nếu tài khoản 4212 có số dư bên Có, điều đó tương đương với việc doanh nghiệp ghi nhận lãi trong năm trước. Bút toán kết chuyển lãi sẽ được thực hiện như sau:

  • Nợ tài khoản 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay.

  • Có tài khoản 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước.

4. Hạch toán kết chuyển lãi lỗ cuối năm:

Trước khi thực hiện kết chuyển lỗ cuối năm, kế toán doanh nghiệp cần thực hiện các bút toán hạch toán định kỳ để đảm bảo kết quả lợi nhuận được xác định chính xác nhất. Quá trình kết chuyển này bao gồm các bước quan trọng, trong đó hệ thống bút toán cuối kỳ thường được sử dụng để xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Các bút toán kết chuyển cuối kỳ thường bao gồm:

4.1 Kết chuyển doanh thu bán hàng và dịch vụ thuần:

  • Nợ tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

  • Có tài khoản 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

4.2 Kết chuyển giá vốn hàng bán:

  • Nợ tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

  • Có tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán.

4.3 Kết chuyển doanh thu tài chính và thu nhập khác:

  • Nợ tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

  • Nợ tài khoản 711 – Thu nhập khác.

  • Có tài khoản 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

4.4 Kết chuyển chi phí tài chính và chi phí khác:

  • Nợ tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

  • Có tài khoản 635 – Chi phí tài chính.

  • Có tài khoản 811 – Chi phí khác.

4.5 Kết chuyển chi phí bán hàng:

  • Nợ tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

  • Có tài khoản 641 – Chi phí bán hàng.

4.6 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:

  • Nợ tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

  • Có tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

4.7 Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:

  • Nợ tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

  • Có tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Cuối cùng, kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ được kết chuyển vào tài khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:

4.8 Khi ghi nhận lãi, bút toán được thực hiện như sau:

  • Nợ tài khoản 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

  • Có tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

4.9 Khi ghi nhận lỗ, bút toán được thực hiện như sau:

  • Nợ tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

  • Có tài khoản 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

5. Nguyên tắc & cách chuyển lỗ:

5.1 Nguyên tắc để chuyển lỗ:

  • Chỉ được chuyển lỗ khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh là lãi.
  • Chuyển lỗ liên tục, chuyển toàn bộ lỗ nhưng tối đa không quá số lãi trong kỳ.
  • Thời gian chuyển lỗ liên tục tối đa không quá 5 năm
  • Nếu doanh nghiệp có số lỗ trong các quý của cùng một năm, lỗ của quý trước có thể được bù trừ vào lỗ của các quý sau sau khi tính và nộp thuế TNDN quý.

  • Doanh nghiệp có thể tạm chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế của các quý trong năm sau khi đã nộp tiền thuế TNDN quý, và chính thức chuyển vào thu nhập tính thuế của năm sau sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

5.2 Hướng dẫn cách để chuyển lỗ:

Chuyển lỗ giữa các quý:

Ví dụ: Trường hợp của Công ty A năm 2023, họ ghi nhận lỗ là 2 tỷ đồng. Trong năm 2023, Công ty A có kết quả kinh doanh từng quý như sau:

  • Quý I, Công ty đạt lãi 500 triệu đồng. Công ty kết chuyển lỗ năm 2022 là 500 triệu vào quý I. Do đó, Công ty không cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý I/2023.

  • Quý II, Công ty đạt lãi 300 triệu đồng. Công ty kết chuyển 300 triệu và không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý II/2023.

  • Quý III, Công ty đạt lãi 1,5 tỷ đồng. Công ty kết chuyển số lỗ là (2 tỷ – 500 triệu – 300 triệu = 1,2 tỷ) khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý III. Do đó, Công ty chỉ cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với lợi nhuận là 300 triệu đồng.

  • Quý IV, Công ty ghi nhận lỗ 500 triệu đồng. Công ty không cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV.

Khi làm quyết toán năm:

  • Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
  • Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Cách chuyển lỗ bằng phần mềm HTKK

  • Bước 1: Truy cập vào phần mềm HTKK và đăng nhập vào tài khoản của doanh nghiệp.

  • Bước 2: Chọn mục “Thuế thu nhập doanh nghiệp” từ danh sách các chức năng.

  • Bước 3: Tiếp theo, chọn “Quyết toán thuế TNDN” và sau đó nhấp vào “Phụ lục 03 2/TNDN”. Nhập các thông tin cần thiết như số lỗ phát sinh trong kỳ trước và số lỗ được kết chuyển trong kỳ hiện tại. Sau đó, nhấn nút “Ghi” để lưu lại thông tin đã nhập.


Để được tư vấn kĩ hơn các vấn đề về Kế toán Thuế, mời Khách hàng liên hệ HOTLINE: 0399 66 77 88 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *