Đại diện pháp luật là người có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với công ty mới thành lập rất cần có người có đủ năng lực, chuyên môn và có kinh nghiệm để hỗ trợ hoạt động của ban lãnh đạo. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, việc thuê người đại diện pháp luật không bị cấm. Do đó, DN có thể lựa chọn phương án này để tối ưu hoạt động của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Doanh nghiệp có thể thuê người đại diện pháp luật để tối ưu hoạt động của mình

1. Quan hệ giữa doanh nghiệp và người đại diện được thuê:

  • Đây là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, doanh nghiệp (đại diện doanh nghiệp) và người đại diện được thuê sẽ phải ký hợp đồng lao động.
  • Mối quan hệ này sẽ chịu ảnh hưởng bởi cả Luật Doanh nghiệp & Luật lao động. Vì thể, người đại diện được thuê phải vừa tuân thủ cá quy định tại Luật Doanh nghiệp, vừa đảm bảo thực hiện đúng những điều đã ký kết trong HĐLĐ.

2. Người đại diện được thuê có thể giữ những chức danh gì?

2.1 NĐDPL được thuê có thể được sắp xếp vào các vị trí:

  • Giám đốc, Tổng giám đốc.
  • Các chức danh có thể thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các hợp đồng, giao dịch như:  Phó giám đốc, Phó tổng giám đốc, GĐ điều hành.

2.2 Người đại diện được thuê không được giữ những chức danh gì?

Các chức danh chỉ có những thành viên góp vốn được bổ nhiệm như: Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị,… là các chức danh người đại diện được thuê không được phân bổ.

3. Điều kiện để được bổ nhiệm là Giám đốc, Tổng giám đốc

  • Là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.
  • Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của công ty.
  • Đối với công ty cổ phần có vốn góp nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở lên, thì GĐ-TGĐ không được là người thân của người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại công ty.

4. Trách nhiệm của người đại diện pháp luật:

  • Thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ được giao để đảm bảo được lợi ích tối đa nhất của công ty.
  • Không sử dụng thông tin, bí mật doanh nghiệp để cung cấp hoặc trục lợi.
  • Không lạm dụng chức vụ và tài sản của doanh nghiệp cho những mục đích cá nhân, tổ chức khác.
  • Trong trường hợp vi phạm các điều trên, người đại diện pháp luật phải chịu toàn bộ hậu quả và trách nhiệm.

5. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật:

  • Quyết định các vấn đề công việc hằng ngày của DN.
  • Tổ chức thực hiện và triển khai phương án HĐKD, đầu tư.
  • Triển khai các nghị quyết của ban lãnh đạo.
  • Bổ nhiêm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong công ty. Ngoài trừ các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Quản trị, Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên…
  • Tuyển dụng lao động.
  • Ký kết các hợp đồng nhân danh công ty trừ hợp đồng thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quản trị, Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên…
  • Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm.
  • … Và các quyền nghĩa vụ được quy định theo điều lệ của mỗi công ty.

6. Nhiệm kỳ của người đại diện pháp luật:

  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì nhiệm kỳ của NĐDPL không quá 05 năm. Do đó DN được thuê người đại diện pháp luật với thời hạn hợp đồng là 05 năm.

    Nguồn: luatvietan.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *