Năm 2024 được dự đoán là thời điểm vàng để bạn biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Và thành lập công ty chính là bước đầu tiên.Trong đó, chi phí thành lập là một trong những điều chủ doanh nghiệp quan tâm. Đây cũng là khoản bắt buộc doanh nghiệp cần chi trả để được công nhận và đi vào hoạt động. Dưới đây là những chi phí thành lập công ty mới nhất:

Chi phí thành lập công ty

1. Các khoản chi phí thành lập công ty/doanh nghiệp:

1.1 Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư:

  • Theo Điều 32 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ phải nộp phí và lệ phí đăng ký khi gần đến thời điểm hoàn thành hồ sơ thành lập công ty.
  • Theo quy định trong Thông tư số 47/2019/TT-BTC, phí đăng ký thành lập doanh nghiệp được định là 100.000 đồng mỗi lần.

1.2 Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:

  • Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, phí công bố thông tin công ty trên cổng thông tin quốc gia là 100.000đ
  • Địa điểm nộp tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH và ĐT của địa phương doanh nghiệp đang đăng ký thành lập doanh nghiệp.

1.3 Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp:

  • Chi phí khắc dấu pháp nhân công ty thường phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ.
  • Hiện nay, giá cả trên thị trường thường giao động từ 250.000đ – 350.000đ cho một con dấu tròn, còn dấu chức danh như chủ tịch, tổng giám đốc, trưởng phòng,… thì từ 70.000đ – 150.000đ/con.

1.4 Chi phí làm biển công ty:

  • Tuỳ thuộc vào kích thước, chất liệu mà biển hiệu công ty cũng sẽ có nhiều giá khác nhau.

1.5 Phí mua chữ ký số (Token):

  • Với chữ ký số sẽ có nhiều gói khác nhau (phụ thuộc vào thời gian) cho khách hàng lựa chọn.
  • Thông thường, khoản chi này trong chi phí thành lập doanh nghiệp sẽ mất khoảng 2 – 3 triệu đồng với thời hạn 3 năm.

1.6 Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng:

  • Khi mở tài khoản doanh nghiệp tại các ngân hàng, bạn sẽ không bị mất bất kỳ khoản phí nào, tuy nhiên cần phải đóng 1.000.000đ để duy trì tài khoản.
  • Do đó, đây cũng được xem là một khoản chi phí thành lập công ty cổ phần, TNHH,…

1.7 Lệ phí môn bài:

  • Theo nghị định 22/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, các doanh nghiệp sẽ được miễn phí thuế môn bài trong năm đầu tiên thành lập.
  • Đối với các năm tiếp theo: đóng thuế 3 triệu đồng nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng hoặc đóng thuế 2 triệu nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng.

1.8 Phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn giá trị gia tăng:

  • Trong trường hợp phát hành hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn giá trị gia tăng, chi phí thành lập doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào số lượng hóa đơn mà công ty đăng ký. Thông thường, mức phí này dao động từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

2. Các loại thuế cần đóng khi thành lập doanh nghiệp:

Đóng thuế là quyền & nghĩa vụ của doanh nghiệp, dưới đây là những loại thuế mà doanh nghiệp cần đóng:

Thuế môn bài:

  • Được đóng định kỳ hằng năm, mức đóng phụ thuộc vào vốn điều lệ của công ty, ở năm đầu tiên thành lập doanh nghiệp sẽ được miễn phí thuế môn bài.

Thuế GTGT:

  • Là loại thuế gián thu, được cộng vào giá trị hàng hóa và do người tiêu dùng trả, tuy nhiên đơn vị nộp thuế là các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, mua bán hàng hóa.

Thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Kết thúc năm tài chính, các doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước với mức từ 20% – 25%. Nếu doanh nghiệp bị lỗ (lợi nhuận bé hơn 0) thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế xuất nhập khẩu:

  • Các doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu mới nộp loại thuế này.

Thuế bảo vệ môi trường:

  • Với những lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, gây ảnh hưởng đến môi trường thì cần đóng thuế bảo vệ môi trường nhằm mục đích khắc phục những hậu quả xấu do hoạt động kinh doanh gây ra.

Thuế sử dụng đất:

  • Nếu doanh nghiệp đang thuê đất của Nhà nước.

3. Dịch vụ thành lập công ty tại Liên Thành:

Hiện nay, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn tự thực hiện các thủ tục thành lập hoặc đơn giản hơn là sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói. Với kinh nghiệm hơn 10 năm đồng hành cùng hàng ngàn doanh nghiệp, công ty Liên Thành cung cấp dịch vụ thành lập trọn gói với mong muốn đem đến cho Khách hàng dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy với chi phí tốt nhất có thể.

3.1 Quy trình cung cấp dịch vụ tại LITAX:

Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu thành lập công ty từ phía khách hàng & tư vấn các vấn đề liên quan để giúp DN có lựa chọn đúng đắn.

Bước 2: Hỗ trợ DN soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ cần thiết. Bộ phận giao nhận của DUNTAX sẽ trực tiếp lấy hồ sơ tại địa chỉ của Quý khách.

Bước 3: Thay mặt DN nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh tại nơi đặt trụ sở chính.

Bước 4: Đặt làm con dấu DN sau khi có giấy chứng nhận đăng ký KD.

Bước 5: Hướng dẫn KH mở TKNH và mua chữ ký số.

Bước 6: Tiến hành thủ tục khai thuế ban đầu.

Bước 7: Hỗ trợ KH đặt in hoá đơn, hoá đơn GTGT. Tư vấn các thiết bị cần thiết cho công ty để tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất.

Bước 8: Hỗ trợ tư vấn thành lập công ty, đăng bố cáo thành lập DN mới lên cổng thông tin quốc gia.

Bước 9: Thanh toán lệ phí dịch vụ.

  • Ngoài ra, LITAX sẽ tư vấn cho Quý khách vấn đề liên quan đến sổ sách kế toán để tiết kiệm thời gian, tập trung vào việc phát triển hoạt động kinh doanh.

3.2 Bảng giá dịch vụ thành lập trọn gói tại Litax:

Thực hiện Nội dung công việc Thời gian Đơn giá

(vnđ)

Ghi chú
Dịch vụ thành lập công ty Thành lập công ty

  • Khắc con dấu công ty;
  • Đăng bố cáo thành lập công ty;
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu;
  • Nộp tờ khai môn bài;
  • Đăng ký số tài khoản ngân hàng đến chi cục thuế.
3-5 ngày

 

2.000.000đ Khác tỉnh +500.000đ
Chữ ký số ( Token )

  • Gói 1 năm: 1.400.000 đồng
  • Gói 2 năm: 1.900.000 đồng
  • Gói 3 năm: 2.200.000 đồng
1 ngày Tùy chọn
Hóa đơn

  • Gói 300 số: 960.000 đồng
  • Gói 500 số: 1.150.000 đồng
  • Gói 1.000 số: 1.600.000 đồng
1 ngày Tùy chọn

3.3  Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập trọn gói tại LITAX:

  • Với kinh nghiệm nhiều năm và giúp hàng ngàn doanh nghiệp giải quyết bài toán khó về thủ tục thành lập, Litax cam kết cung cấp dịch vụ nhanh chóng – tỉ lệ hoàn thành cao.
  • Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn cao, nắm bắt nhanh chóng những thay đổi của pháp luật để tư vấn chính xác nhất đến KH.
  • Duntax luôn quan niệm “Lợi ích của khách hàng là mục tiêu hàng đầu”. Chúng tôi luôn cố gắng giúp Quý khách tiết kiệm được chi phí và thời gian để tập trung vào việc phát triển hoạt động kinh doanh.
  • Quy trình thủ tục nhanh chóng.
  • Luôn sẵn sàng hỗ trợ và cập nhật thông tin mới nhất đến Quý khách.

Hãy để lại số điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:

Hotline: 0399 66 77 88 | 0898 868 898

Địa chỉ liên hệ: Số 8 Nguyễn Hậu, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP HCM


Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty:

1. Loại hình công ty nào phổ biến nhất hiện nay?

  • Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, bởi loại hình này phù hợp với nền kinh tế Việt Nam và phù hợp với nhiều công ty có quy mô vừa và nhỏ.
  • Công ty TNHH bao gồm TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên trở lên, tùy vào số lượng thành viên, Khách hàng có thể lựa chọn loại hình phù hợp với quy mô công ty

2. Loại hình công ty nào có nhiều ưu điểm nhất?

  • Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu và nhược điểm nhất định. Tùy vào điều kiện cũng như mục đích kinh doanh mà Khách hàng mong muốn, chúng tôi sẽ tư vấn giúp Khách hàng lựa chọn được loại hình phù hợp.

3. Thời hạn của giấy phép kinh doanh?

  • Giấy phép kinh doanh không có thời hạn. Tuy nhiên phụ thuộc vào thời hạn ghi trong Điều lệ công ty. Khi hết thời hạn này nếu Khách hàng muốn tiếp tục kinh doanh thì phải làm hồ sơ gia hạn

4. Một cá nhân có thể làm chủ 2 công ty không?

  • Một cá nhân có thể thành lập 2 công ty.
  • Tuy nhiên, Pháp luật hạn chế quyền hạn này của cá nhân trong 1 số trường hợp, đó là: chủ doanh nghiệp tư nhân/thành viên công ty hợp danh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân/thành viên hợp danh công ty khác.

5. Doanh nghiệp cần đóng những loại thuế nào?

Thông thường doanh nghiệp phải đóng các loại thuế sau:

  • Thuế môn bài: Thường được miễn phí năm đầu tiên, nghĩa là những doanh nghiệp thành lập năm 2021 sẽ được miễn phí thuế môn bài năm 2021 và thực hiện đóng thuế vào năm 2022
  • Thuế GTGT
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế thu nhập cá nhân của người lao động
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với một số ngành nghề kinh doanh)
  • Thuế bảo vệ môi trường (đối với một số ngành nghề kinh doanh)
  • Thuế nhập khẩu, xuất khẩu (nếu có),…

6. Có được đặt trụ sở công ty tại địa chỉ chung cư không?

  • Đa phần việc đặt trụ sở công ty tại chung cư là không được pháp luật cho phép, trừ trường hợp chủ đầu tư chứng minh được địa chỉ muốn đăng ký có chức năng thương mại hoặc làm văn phòng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *