Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán và được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Vậy doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp báo cáo tài chính hay không? Nếu có thì lập báo cáo tài chính như thế nào? Bộ hồ sơ gồm những gì? Sau đây DUNTAX xin giải đáp đến bạn đọc trong bài viết sau:
1. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp báo cáo tài chính hay không?
- Khoản 4, Điều 6, Luật Kế toán năm 2015: “Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này“.
- Mặt khác, Khoản 4, Điều 32, Luật Kế toán 2015 quy định: “Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn hơn 120 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu pháp luật về chứng khoán, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định này thì sẽ thực hiện theo quy định cụ thể của pháp luật về lĩnh vực đó.”
- Theo quy định, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác và tuân thủ đúng thời hạn quy định của pháp luật về kế toán, thống kê đầy đủ kể cả trường hợp không phát sinh doanh thu, chi phí.
=> Kết luận:
Báo cáo tài chính sẽ áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu vẫn phải nộp báo cáo tài chính.
2. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp không phát sinh số liệu:
Trong trường hợp Doanh nghiệp không phát sinh hoạt động mua, bán gì, cũng chưa phát hành hóa đơn chỉ cần phát sinh 02 đối tượng kế toán đối ứng nhau là doanh nghiệp đã có số liệu để lập báo cáo tài chính. Ví dụ:
Đối với các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp:
- Nếu có đầy đủ hóa đơn dịch vụ thành lập, biên lai lệ phí của nhà nước về đăng ký doanh nghiệp thì đây là chi phí để ghi vào sổ kế toán. Khi đó, đối tượng kế toán phát sinh là chi phí (TK 642) và tiền (TK 111 hoặc TL 112).
Đối với khoản vốn góp:
- Sau khi đã đăng ký thành lập và đi vào hoạt động, khoản góp vốn theo quy định sẽ được liệt kê vào đối tượng kế toán về vốn chủ sở hữu (TK 411) và tài sản (TK111 hoặc 112, 211…).
Ví dụ khác:
- Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài thì bạn phải khai và nộp lệ phí môn bài. Đối tượng kế toán trong trường hợp này là phải trả ngân sách nhà nước (TK 3339), tiền (TK 112) và chi phí (TK 642).
- Nếu doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng và phải nộp phí duy trì tài khoản thì khoản phí duy trì này thuộc đối tượng kế toán về tiền hoặc vốn chủ sở hữu.
- Trường hợp doanh nghiệp có mua và sử dụng chữ ký số thì đối tượng kế toán phát sinh về tiền.
- Năm sau của năm thành lập, doanh nghiệp sẽ phải nộp lệ phí môn bài: Nợ TK 642/Có TK 3339, khi nộp sẽ hạch toán vào Nợ TK 3339/Có TK 112).
- Hàng tháng, doanh nghiệp phát sinh các khoản phí dịch vụ ngân hàng như Nợ TK 632/Có TK 112, lãi tiền gửi không kỳ hạn Nợ TK 112, có TK 515,…
=> Kết luận
Kể cả trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp không phát sinh hoạt động mua, bán, doanh nghiệp vẫn có thể phát sinh các nghiệp vụ nêu trên. Doanh nghiệp cần xác định những đối tượng kế toán phát sinh, hạch toán và lập báo cáo tài chính phù hợp.
3. Bộ hồ sơ báo cáo tài chính:
Theo quy định, bộ hồ sơ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm:
- Báo cáo tài chính.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Quyết toán thuế TNDN.
- Quyết toán thuế TNCN.
Cụ thể, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau để lập báo cáo tài chính:
- Tờ khai thuế GTGT hàng quý.
- Hóa đơn đầu vào.
- Hóa đơn đầu ra.
- Sổ phụ ngân hàng.
- Quyết toán thuế TNDN: Hạch toán chi tiết các vấn đề liên quan để tạo ra được các chỉ tiêu trên BCTC.
- Quyết toán thuế TNCN: Chuẩn bị bảng lương 12 tháng bao gồm đầy đủ thông tin họ tên, MST cá nhân hoặc dùng Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân nếu chưa có MST.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
4. Thời hạn nộp báo cáo tài chính:
4.1 Đối với doanh nghiệp nhà nước:
- Đơn vị kế toán: Thời hạn nộp chậm nhất là 30 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Công ty mẹ, Tổng Công ty Nhà nước: Thời hạn chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng Công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC được quy định bởi Tổng công ty.
4.2 Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước:
- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Các đơn vị kế toán khác: Chậm nhất là 90 ngày.
- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC được quy định bởi công ty mẹ, Tổng công ty.
5. Mức phạt không nộp báo cáo tài chính:
Theo Khoản 4, Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp vi phạm quy định nộp báo cáo tài chính có thể bị phạt như sau:
“4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.”
Để được tư vấn kĩ hơn các vấn đề về báo cáo thuế, mời bạn đọc liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ DŨNG NGUYỄN
- Hotline: 0916 896 897 / 0399 66 77 88
- Trụ sở chính: 6-8 Nguyễn Hậu, Ph.Tân Thành, Q.Tân Phú, HCMC
- Email: dungnguyenact@gmail.com