Tài sản cố định vô hình là những loại không có hình thái vật chất nhưng chúng lại được xác định giá trị doanh nghiệp và thường được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ. Hãy cùng DUNTAX tìm hiểu kĩ hơn về tài sản cố định vô hình, cách xách định cũng như cách hạch toán tài khoản 213.
1. Tài sản cố định vô hình là gì?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều Thông tư số 45/2013/TT-BTC: “Tài sản cố định vô hình là những loại không có hình thái vật chất cụ thể, được thể hiện bằng một lượng giá trị để thực hiện đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, sau đó tham gia vào các chu kỳ kinh doanh như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất đai sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền của tác giả,…”
Một vài ví dụ về tài sản cố định vô hình:
- Tài sản cố định vô hình là quyền sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả,…
- Tài sản cố định vô hình là quyền mang lại lợi ích kinh tế tại hợp đồng dân cư: Quyền kinh doanh, quyền khai thác khoáng sản.
- Tài sản cố định vô hình là các mối quan hệ phi hợp đồng của các bên: Danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.
Tài sản cố định vô hình bao gồm những gì?
- Theo điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC: “Tài sản cố định vô hình sẽ bao gồm quyền sử dụng đất, theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư này thì quyền phát hành, bằng sáng chế, phát minh, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của các cuộc biểu diễn nghệ thuật, ghi hình, bản ghi âm, chương trình phát sóng, kiểu dáng công nghiệp, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa, thiết kế bố trí mạch tích hợp tích dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu,…”
Điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình:
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC: Toàn bộ các khoản chi phí thực tế công ty đã chi ra thỏa mãn đồng thời 03 tiêu chí xác định TSCĐ nêu trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình.
- Các khoản chi phí không thỏa mãn đồng thời 03 tiêu thức nêu trên được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của công ty. Cụ thể, các chi phí phát sinh trong thời gian thực hiện được ghi nhận là tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời điều kiện sau:
- Tính khả thi kỹ thuật đảm bảo hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng dự kiến hoặc để bán.
- Có đủ kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn thành các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình nói trên.
- Khả năng xác định toàn bộ chi phí trong giai đoạn thực hiện để tạo ra tài sản vô hình đó.
- Ước tính đủ điều kiện về thời gian sử dụng và giá trị quy định đối với TSCĐ vô hình.
2. Cách xác định tài sản cố định vô hình:
Tài sản cố định vô hình được xác định qua ba yếu tố cơ bản dưới đây:
2.1 Tính chất có thể xác thực được
- Tài sản cố định vô hình có thể xác định dùng để phân biệt được chúng có giá trị, lợi thế thương mại.
- Trường hợp khác, một vài tài sản cố định vô hình có thể xác định riêng biệt khi kinh doanh có thể đem chúng đi cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh tế cụ thể từ chúng trong tương lai.
2.2 Khả năng kiểm soát nguồn lực
Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu chúng có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó có thể đem lại, đồng thời cũng có khả năng hạn chế được sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó.
2.3 Tính chắc chắn của lợi ích kinh tế
- Những lợi ích trong tương lai mà tài sản cố định vô hình mang lại cho doanh nghiệp có thể bao gồm như tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hoặc lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng loại tài sản này.
- Nếu như nguồn lực vô hình không thỏa mãn được định nghĩa tài sản cố định vô hình thì những chi phí phát sinh để tạo ra chúng phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc các khoản chi phí trả trước.
- Bên cạnh đó, nguồn lực vô hình có được thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua đi bán lại thường được ghi nhận là lợi thế thương mại vào ngày phát sinh nghiệp vụ mua.
=> Một số loại tài sản vô hình được ghi nhận là tài sản vô hình cần phải thỏa mãn đồng thời định nghĩa và bốn tiêu chuẩn dưới đây:
- Đảm bảo thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại.
- Nguyên giá của tài sản được xác định một cách chính xác.
- Thời gian ước tính được sử dụng trên 1 năm.
- Có đầy đủ các tiêu chuẩn giá trị theo đúng quy định hiện hành.
3. Nội dung phản ánh của tài khoản 213
Tài khoản 213 – tài sản cố định vô hình, có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2131 – Quyền sử dụng đất: Chỉ phản ánh vào tài khoản này quyền sử dụng đất được coi là tài sản cố định vô hình theo quy định của pháp luật.
Giá trị tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất gồm toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra liên quan trực tiếp tới quyền sử dụng đất, như: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)… Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.
- Tài khoản 2132 – Quyền phát hành: Phản ánh giá trị tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.
- Tài khoản 2133 – Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị tài sản cố định vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.
- Tài khoản 2134 – Nhãn hiệu, tên thương mại: Phản ánh giá trị tài sản cố định vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.
- Tài khoản 2135 – Chương trình phần mềm: Phản ánh giá trị tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có chương trình phần mềm.
- Tài khoản 2136 – Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị tài sản cố định vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới,…
- Tài khoản 2138 – tài sản cố định vô hình khác: Phản ánh giá trị các loại tài sản cố định vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên.
4. Cách hạch toán tài sản cố định vô hình:
Phản ánh mua tài sản cố định vô hình
– Trường hợp mua TSCĐ vô hình cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chiều thuế:
- Nợ TK 213: Phản ánh tài sản cố định vô hình
- Nợ TK 133: Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 112: Phản ánh tiền gửi Ngân hàng
- Có TK 141: Tạm ứng
- Có TK 331: Phải trả cho người bán
– Trường hợp mua TSCĐ vô hình cho hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế:
- Nợ TK 213: Phản ánh tài sản cố định vô hình
- Có TK 112, 331: Tổng giá trị cần thanh toán
Phản ánh hình thức mua TSCĐ vô hình trả chậm, trả góp
– Trường hợp mua TSCĐ vô hình cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế:
- Nợ TK 213: Tài sản cố định vô hình
- Nợ TK 242: Chi phí trả trước
- Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 111, 112
- Có TK 33: Phải trả cho người bán.
– Hàng kỳ tính số lãi trả về mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
- Có TK 242 – Chi phí trả trước
– Thanh toán tiền cho người bán:
- Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
- Có các TK 111, 112,…
Tài sản cố định vô hình qua phương thức trao đổi
– Trao đổi 2 TSCĐ vô hình tương tự:
- Nợ TK 213: Tài sản cố định vô hình (nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của tài sản cố định đưa đi trao đổi)
- Nợ TK 214: Hao mòn tài sản cố định (2143) (số đã khấu hao tài sản cố định đưa đi trao đổi)
- Có TK 213:Tài sản cố định vô hình (nguyên giá của tài sản cố định đưa đi trao đổi).
– Trao đổi 2 TSCĐ vô hình không tương tự:
Ghi giảm tài sản cố định
- Nợ TK 214: Hao mòn tài sản cố định
- Nợ TK 811: Chi phí khác
- Có TK 213: Tài sản cố định vô hình
Phản ánh số thu nhập do trao đổi TSCĐ
- Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
- Có TK 711 – Thu nhập khác
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
– Ghi tăng tài sản cố định vô hình trao nhận đổi về:
- Nợ TK 213: Tài sản cố định vô hình
- Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp
– Phát sinh chi phí trong giai đoạn phát triển:
- Nợ TK 242: Chi phí trả trước
- Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Có TK 111, 112, 152, 153, 331,…
– Tập hợp các tiêu chí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai:
- Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang
- Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1332 – nếu có)
- Có TK 111, 112, 152, 153, 331,..
– Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán cần phải xác định tổng chi phí thực tế phát sinh:
- Nợ TK 211: Phản ánh tài sản cố định hữu hình
- Nợ TK 213: Phản ánh tài sản cố định vô hình
- Nợ TK 133: Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 111, 112, 331,…
Khi doanh nghiệp nhận vốn bằng quyền sử dụng đất
- Nợ TK 213: Phản ánh tài sản cố định vô hình
- Có TK 411:Phản ánh vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Phản ánh quyền quyết định chuyển mục sử dụng của BĐS đầu tư
- Nợ TK 213: Tài sản cố định vô hình (2131)
- Có TK 217: BĐS đầu tư.
Đồng thời kết chuyển hao mòn lũy kế:
- Nợ TK 2147: Phản ánh hao mòn BĐS đầu tư
- Có TK 2143: Phản ánh hao mòn tài sản cố định vô hình.