Ngày 26/11/2024, Quốc hội chính thức bấm nút thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Theo đó, tiến hành điều chỉnh các quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT tại Điều 5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12, sửa đổi bởi Luật số 31/2013/QH13, Luật số 106/2016/QH13 như sau:
1. Lược bỏ một số đối tượng không chịu thuế GTGT so với hiện hành, gồm:
- Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ;
- Lưu ký chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác…
2. Đối tượng không chịu thuế GTGT:
- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác đã chế biến thành sản phẩm khác không chịu thuế GTGT phải áp dụng theo Danh mục do Chính phủ quy định.
- Hiện hành, sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.
- Bên cạnh đó, cũng bổ sung hàng hóa nhập khẩu ủng hộ, tài trợ cho phòng chống thiên tai, thảm họa dịch bệnh, chiến tranh theo quy định của Chính phủ.
3. Bổ sung trường hợp sau đây được hoàn thuế:
Điều 14 dự thảo Luật Thuế GTGT cũng đã Bổ sung trường hợp sau đây được hoàn thuế cụ thể:
- Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên sau 12 tháng hoặc 04 quý thì được hoàn thuế GTGT.
4. Ngoài ra, tại dự thảo Luật Thuế GTGT còn:
- Sửa đổi quy định giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
- Điều chỉnh thuế suất của một số hàng hóa, dịch vụ
- Bổ sung giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại…
Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 và thay thế Luật thuế GTGT 2008, số 13/2008/QH12, Luật 31/2013/QH13 sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng.
Theo: luatvietnam.vn