Với sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử, trang web bán hàng,.. việc mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận tăng cao. Đặc biệt việc vận chuyển hàng hoá không chỉ gói gọn trong một khu vực, lãnh thổ quốc gia mà đã mở rộng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, với nhu cầu vận chuyển thư từ, số lượng công ty giao nhận cũng đang tăng lên. Hãy cùng LITAX tìm hiểu những điều kiện để thành lập công ty giao nhận.

Thành lập công ty giao nhận trọn gói TPHCM

1. Khái niệm:

  • Công ty giao nhận (công ty Logistic) là công ty thực hiện các hoạt động thương mại. Tổ chức thực hiện các công việc như: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, thủ tục hải quan, giao hàng, …  Ngoài ra, công ty giao nhận còn hoạt động như là trung gian vận chuyển hàng hoá từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng.

Doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh một số ngành nghề sau:

Ngành nghề Mã ngành
Chuyển phát

Gồm:

– Nhận, phân loại, vận chuyển và phân phối (trong nước hoặc quốc tế) thư, bưu phẩm, bưu kiện của các doanh nghiệp không hoạt động theo giao ước dịch vụ chung. Hoạt động này có thể sử dụng một hoặc nhiều phương thức vận tải, có thể sử dụng phương tiện vận tải của doanh nghiệp hoặc các phương tiện vận tải công cộng;

– Phân phối và phân phát thư, bưu phẩm, bưu kiện.

 

 

 

 

 

5320

Hoạt động dích vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Bao gồm: Giao nhận hàng hóa

 

5229

Bưu chính

Gồm:

– Nhận, phân loại, vận chuyển và phân phối (trong nước hoặc quốc tế) thư, bưu phẩm, bưu kiện bằng dịch vụ bưu chính qua mạng lưới bưu điện được quy định bằng các giao ước dịch vụ thống nhất.

– Nhận thư hoặc bưu phẩm, bưu kiện từ các hòm thư công cộng hoặc cơ sở bưu điện;

– Phân phối và phân phát thư, bưu phẩm, bưu kiện.

 

 

 

 

 

 

5310

2. Điều kiện để thành lập công ty giao nhận:

Để thành lập công ty về giao nhận, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đặc thù theo Nghị định số 163/2017 / NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của Luật Dịch vụ. Ví dụ, một công ty kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh của bộ phận chuyển phát theo quy định của Luật Bưu chính.
  • Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật, thương nhân còn tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics của mình thông qua các phương tiện điện tử kết nối Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Cũng phải tuân thủ các quy định thương mại điện tử. Thứ ba, ngoài hai điều kiện trên, pháp luật còn quy định các điều kiện khác, điều kiện này phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài trong vốn nhượng quyền của doanh nghiệp.

Tuỳ thuộc vào vốn điều lệ nước ngoài, mà tuân thủ một số quy định sau:

  • Nếu công ty không có vốn đầu tư nước ngoài:

    • Cần thêm giấy phép kinh doạnh một số dịch vụ Logistic tại các cơ quan có thẩm quyền (phụ thuộc vào dịch vụ của doanh nghiệp). Ví dụ: Cục hàng không Việt Nam, Cục hàng hải VN, Bộ TT&TT,…
  • Nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

Nhà đầu tư trước hết cần được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư vào VN. Doanh nghiệp cần xem xét:

    • Nếu nhà đầu tư thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên WTO thì được cung cấp dịch vụ Logistic theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP.
    • Ngược lại, nhà đầu tư cần xin ý kiến từ Bộ kế hoạch & đầu tư.

3. Thủ tục thành lập công ty Giao nhận:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty giao nhận để xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Hồ sơ cụ thể gồm những thủ tục như sau:

– Danh sách các cổ đông hoặc thanh viên trực thuộc công ty.

– Điều lệ công ty giao nhận.

– Giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước đôi với cá nhân.

– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Giấy phép đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, giấy ủy quyền… đối với tổ chức.

– Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp giao nhận.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và đầu tư

– Doanh nghiệp mang hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư. Sau đó, doanh nghiệp chờ từ 3 – 5 ngày để nhận giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được Sở Kế hoạch và đầu tư trả lời lý do bằng văn bản.

>>> Để tránh hồ sơ sai sót, doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Nam Việt Luật soạn thảo và nộp hồ sơ thay.

Bước 3: Thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp giao nhận cần tiến hành làm thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo quy định và đóng đủ lệ phí.

Trường hợp không tuân thủ quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp. Mức xử phạt từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.

Bước 4: Đặt khắc con dấu và tiến hành công bố mẫu dấu

– Khắc con dấu là việc doanh nghiệp phải thực hiện sau khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên, cần đảm bảo đầy đủ thông tin công ty như tên và mã số doanh nghiệp.

– Sau khi đặt khắc con dấu thành công, doanh nghiệp thực hiện công bố mẫu dấu công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Bước 5: Đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và mua chữ ký số để đóng thuế online

– Chủ công ty giao nhận hoặc người đại diện pháp luật của công ty mang theo con dấu công ty, CMND, giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở tài khoản giao dịch cho công ty. Sau đó, tiến hành báo số tài khoản lên cho Sở kế hoạch và đầu tư.

– Để thuận tiện cho việc đóng thuế và nộp tờ khai thuế online, doanh nghiệp giao nhận cần phải đăng ký mua chữ ký số. Ngoài ra, doanh nghiệp cần yêu cầu ngân hàng cài đặt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Như vậy, kế toán công ty mới có thể dùng chữ ký số này để đóng thuế trực tuyến thuận lợi.

Bước 6: Tiến hành phát hành hóa đơn và treo bảng hiệu công ty

– Công ty giao nhận cần thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định và đặt in hóa đơn để sử dụng. Hoặc có thể mua hóa đơn từ cơ quan thuế.

– Doanh nghiệp cần làm bảng hiệu và tiến hành treo bảng hiệu công ty để thuận tiện cho việc quản lý. Bảng hiệu công ty có thể có kích thước lớn hoặc nhỏ tùy vào từng công ty, nhưng phải đảm bảo có đủ tên, địa chỉ, thông tin về doanh nghiệp.

Bước 7: Kê khai và đóng thuế mở công ty giao nhận

– Doanh nghiệp cần phải đóng thuế khi thành lập mới doanh nghiệp như thuế gía trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài (mức đóng thuế môn bài tùy thuộc vào mức vốn điều lệ công ty đăng ký).

– Hơn nữa, phải nộp tờ kê khai thuế môn bài và các loại thuế khác đúng với thời gian đã được quy định.

Bước 8: Công ty giao nhận tiến hành góp vốn

– Thời hạn cụ thể để các thành viên công ty có thể thực hiện góp vốn vào công ty đó là trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh.

– Trong đúng khoảng thời gian này, doanh nghiệp phải góp đúng và đủ số vốn đã cam kết. Tài sản góp vốn có thể là tiền hoặc tài sản được định giá theo biểu quyết chung của thành viên công ty.

– Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm đối với số vốn mình góp vào công ty giao nhận theo đúng quy định của pháp luật.

4. Dịch vụ thành lập công ty giao nhận trọn gói:

Để được tư vấn kĩ hơn về thủ tục thành lập công ty giao nhận, quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dịch vụ Thuế Liên Thành

Hotline: 0399 66 77 88 | 0898 868 898

Trụ sở: 8 Nguyễn Hậu, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *