Bảng cân đối kế toán có lẽ đã quá quen thuộc với kế toán viên, đây cũng là khái niệm được nhiều người nghĩ tới khi nhắc đến công việc liên quan đến kế toán. Vậy liệu BCĐKT thực sự có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp. Hãy cùng LITAX tìm hiểu trong bài viết này:

bảng cân đối kế toán
BCĐKT có vai trò rất quan trọng trong nghiệp vụ kế toán

  1. BCĐKT là gì?

  •        Trong kế toán tài chính, BCĐKT là bản tóm tắt số dư tài chính của một cá nhân hay tổ chức. Bảng cân đối liệt kê tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu vào một ngày cụ thể, chẳng hạn như ngày kết thúc năm tài chính của công ty. BCĐKT được mô tả là ” cách nhìn nhanh về tình trạng tài chính của công ty”.

 2. Ý nghĩa của BCĐKT:

Bảng cân đối mang ý nghĩa về pháp lý lẫn kinh tế đối với tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, cụ thể:

Đối với tài sản của doanh nghiệp Về mặt pháp lý
  • Phản ánh tổng số tài khoản mà doanh nghiệp đang có trong thời điểm lập báo cáo tài chính;
  • Đây là những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Về mặt kinh tế
  • Phản ảnh quy mô hoạt động của doanh nghiệp;
  • Chỉ ra được vốn tài sản sẵn có của doanh nghiệp dưới dạng vật chất và phi vật chất.
Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp Về mặt pháp lý
  • Nhận biết được những khoản nợ mà doanh nghiệp đang nợ;
  • Những khoản doanh nghiệp cần phải trả;
  • Chủ nợ có thể biết được giới hạn về trách nhiệm của chủ sở hữu đối với những món nợ của doanh nghiệp.
Về mặt kinh tế
  • Thể hiện rõ cơ cấu và quy mô của những nguồn vốn được đầu tư;
  • Huy động sử dụng những nguồn vốn hợp lý vào lao động và sản xuất;
  • Mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp;
  • Nắm bắt được khả năng rủi ro về tài chính.

3. Hạn chế của bảng cân đối kế toán:

  • Có thể sẽ có sự chênh lệch giữa giá trị tài sản trong sổ sách và giá trị tài sản trên thị trường vì một số được lập dựa trên nguyên tắc giá gốc;
  • Số liệu chỉ được sử dụng phản ánh ngay tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Thông thường, bảng cân đối được lập vào đầu hoặc cuối kỳ kế toán nên doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc đánh giá sự biến đổi tài sản và nguồn vốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *