Kinh doanh cà phê, quán ăn, nhà hàng là loại hình đang được nhân rộng với tốc độ nhanh chóng. Đặc biệt khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với dịch vụ này ngày càng cao. Sau đây là 13 chỉ số tài chính mà chúng ta cần biết khi kinh doanh lĩnh vực này:
1. Giá vốn hàng hoá (cost of good sold):
Tổng chi phí nguyên vật liệu tạo nên món ăn/thức uống trong menu của bạn là giá vốn của hàng hoá đó. Đây cũng là chỉ số quan trọng nhất mà ta cần thường xuyên theo dõi. Bởi lẽ, GVBH đại diện cho tổng số lượng bạn cần phải chi cho hàng tồn kho để có nguồn nguyên liệu thô cần thiết cho việc chế biến món ăn trong khoảng thời gian nhất định.
Giá vốn hàng hoá = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Mua vào trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho trong kỳ
Xác định giá vốn hàng hoá cũng giúp ta có cơ sở so sánh với giá vốn trên thị trường. Ngoài ra từ giá vốn, ta nắm được liệu mức giá trên menu có phù hợp hay chưa? Chi phí có món đó có quá đắt hay không?
2. Tỷ lệ chi phí lao động (labor cost percentage):
Chi phí cho nhân viên có thể xem là nguồn chi phí lớn thứ 2 mà bạn cần chi trả. % doanh thu dùng để chi trả chi phí cho nhân viên là tỷ lệ chi phú lao động của doanh nghiệp.
Tỷ lệ chi phí lao động = (Chi phí lao động : Doanh thu)*100 (%)
Dựa vào tỷ lệ này, bạn cần cân nhắc xem liệu việc phân bổ lao động đã phù hợp chưa? Để mang lại lợi nhuận cao nhất có thể, tỷ lệ chi phí lao động cần được tối ưu nhất có thể.
3. Chi phí gốc (Prime cost):
Chi phí gốc = Giá vốn hàng bán + Tỷ lệ chi phí lao động
Đây là khoản chi lớn nhất khi kinh doanh quán cà phê, nhà hàng. Chi phí gốc sẽ ảnh hưởng đến quyết định về ngân sách, giá trên menu cũng như định hướng kinh doanh.
4. Điểm hoà vốn (Break-even point):
Xác định điểm hoà vốn giúp ta xác định được cần thời gian bao lâu để thu hồn lại vốn đã đầu tư. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể tiến hành thay đổi một số điểm để có thể thu hồi nhanh chóng nguồn vốn và sinh lời. Đặc biệt đối với quy mô cần kêu gọi đầu tư, xác định điểm hoà vốn là một trong những yếu tố quyết định liệu kế hoạch của bạn có đủ thu hút nhà đầu tư hay không?
Công thức tính:
Điểm hoà vốn = Tổng chi phí cố định : [(Tổng doanh thu - Tổng chi phí biến đổi):Tổng doanh thu)
5. Tỷ lệ chi phí nguyên liệu (Food cost percentage):
Chênh lệch giữa chi phí để tạo nên món ăn và giá bán của món là tỷ lệ chi phí nguyên liệu. Tỷ lệ này cho biết liệu giá bán như vậy đã đem lại lợi nhuận phù hợp hay chưa?
Tỷ lệ chi phí nguyên liệu = (Chi phí món : Giá bán) * 100%
6. Lợi nhuận gộp (Gross Profit):
Lợi nhuận gộp là số tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí hàng hoá. Ta sẽ xác định được số tiền còn lại để chi trả cho những khoản phí khác: thuê mặt bằng, điện nước, nhân viên,…
Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán
7. Hệ số quay vòng hàng tồn kho (Inventory turnover ratio):
Đây là chỉ số đề cập đến số lần sử dụng được hết lượng hàng tồn kho trong một khoảng thời gian nhất định. Việc theo dõi chỉ số này giúp ngăn chặn tình trạng tồn kho quá mức hoặc thiếu hàng. Bên cạnh đó, chỉ số này còn chỉ ra được rằng mất bao lâu sẽ dùng hết lượng hàng tốt.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán : [(Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ) : 2)
8. Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin):
Tỷ lệ Số tiền mà việc kinh doanh thu về sau khi trừ đi các khoản chi phí trên doanh thu là biên lợi nhuận ròng.
Biên lợi nhuận ròng = (Tổng doanh thu - Chi phí vận hành): Tổng doanh thu
9. Độ phủ trung bình (Average cover):
Hay còn được gọi là doanh thu trên mỗi chỗ ngồi. Chỉ số này giúp ta biết trung bình mỗi khách sẽ chi bao nhiêu. Từ đó, đưa ra phương án để cải thiện doanh thu, tạo ra chương trình thu hút sức mua của khách hàng.
Độ phủ trung bình = Tổng doanh thu : Số khách
10. Hệ số quay vòng bàn (Table Turnover Ratio):
Đây là số lần bàn được dọn để phục vụ cho 1 khách hàng mới trong một khoảng thời gian nhất định. Hệ số quay vòng bàn càng lớn thì càng phục vụ được nhiều khách hnagf hơnm từ đó doanh thu cũng sẽ tăng lên.
Hệ số quay vòng bàn = Số lượng khách được phục vụ trong 1 khoảng thời gian : Số chỗ ngồi
Dựa vào chỉ số này, ta có thể chuẩn bị tốt hơn để phụ vụ thực khách. Cũng như có thông tin tạo điều kiện đặt bàn cho KH.
11. Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc (Employee turnover ratio):
Chỉ số này cho biết trong một khoảng thời gian nhất đinh, số tần suất mà nhân viên của bạn nghỉ việc. Bao gồm tự ý nghỉ việc, bị sa thải hay nghỉ hưu).
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc = (Số nhân viên rời đi : Tổng số nhân viên) * 100%
Từ đây, ta có thể biết rằng liệu môi trường làm việc của nhân viên có vấn đề nào không? Để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
12. Chi phí thu về khách hàng mới ( Customer Acquisition cost):
Ngày nay, việc tiếp thị là vô cùng cần thiết. Tính toán tỷ lệ thu về khách hàng mới giúp đánh giá được chất lượng của chiến dịch marketing. Nếu đang chạy song song nhiều chương trình tiếp thị, chỉ số này giúp ta biết được đâu là chiến dịch mang lại hiệu quả cao nhất để tiếp tục triển khai. Hoặc thay thế nếu chiến dịch không mang lại kết quả tốt.
Chi phí thu về khách hàng mới = Chi phí marketing : Tổng số khách hàng mới
13. Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer retention ratio):
Chỉ số này cho ta biết số lượng kháhc hàng mà chúng ta “giữ chân” được. Đây là chỉ số cần được đo lương thường xuyên để xác định những vấn đề mà việc kinh doanh đang gặp phải.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng = [(Tổng số khách hàng - Tổng số khách hàng mới) : Tổng số khách hàng] * 100%
Cần lưu ý rằng: chi phí bỏ ra để thu về khách hàng mới luôn lớn hơn chi phí giữ chân mặt hàng cũ.
Nguồn: F&B Việt Nam