Ngày nay việc sử dụng con dấu chữ ký được khắc sẵn đã trở nên rộng rãi và phố biến đối với các doanh nghiệp. Hàng ngày công ty có thể sẽ phải xử lý rất nhiều hồ sơ giao dịch bên ngoài cũng như nội bộ. Việc sử dụng con dấu khắc sẵn sẽ giúp các nhà quản lý tiết kiệm được thời gian cũng như tạo được sự thuận tiện. Vậy liệu con dấu chữ ký có giá trị pháp lý hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giá trị pháp lý con dấu chữ ký.
1.Khái niệm con dấu:
- Con dấu được xem là tài sản của doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu ít nhất 1 con dấu.
- Về mặt pháp lý, con dấu được xem là đại diện của DN và được đóng kèm với “chữ ký sống” của người có thẩm quyền quyết định hiệu lực của văn bản đó.
2. Giá trị pháp lý của con dấu:
Luật kế toán và nghị định của Chính phủ có quy định rõ ràng về giá trị của con dấu chữ ký như sau:
- Theo điều 19 Luật Kế toán năm 2015 quy định: “Chứng từ kế toán có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng loại mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất…”
- Theo điều 1 Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP của CP về công tác văn thư thì bản gốc văn bản phải có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
Như vậy, con dấu chữ ký thực chất Không có giá trị pháp lý. Tất cả các văn bản chỉ được xem có giá trị khi có chữ ký trực tiếp của những bên có thẩm quyền đối với tác vụ đó.